Chat Facebook Chat Zalo
0933150888

Thể cách Ngâm vọng

Thể cách Ngâm vọng – một thể cách hát cổ trong Ca trù

Thể cách Ngâm vọng

Thể cách ngâm vọng là thể cách hát cổ của Ca trù. Tương truyền bài này có từ đời Lê. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nội dung bài ca. Có sách cho rằng đây là câu chuyện kể về vua Lê Thánh Tông khi ông đi du ngoạn ở trên hồ. Trong lúc thưởng ngoạn, vua gặp nàng mỹ nữ và rước về làm cung phi. Nàng ngồi trong kiệu nhưng trên đường đi nàng bỗng dưng biến mất. Lúc hỏi ra, vua Lê mới biết đó là Tiên nữ. Nhớ nàng, vua cho lập một đền thờ.

Sách khác lại viết: lời ca của bài Ngâm vọng chính là nói lên những tâm tư, ước vọng của các mỹ nhân trong cung. Những ước mơ ấy là những câu văn vụn vặt, rời rạc được ghép lại nên bài ca không có một nội dung thống nhất. Âm nhạc của bài Ngâm vọng mang tính chất ngân nga, mở đầu giọng thấp sau giọng hát lên cao dần.

Lời ca:

Xa trông vừng nguyệt cung Hằng
Một mình thơ thẩn thung thăng ra vào
Nguyệt mờ tuyết điểm hơi may
Chập chờn xa những dan tay chúc mừng

Chày Thiên lăng cung Vân Đình
Tưởng tránh Miêng Lăng
Chờ đêm thinh vắng tụng tang mái ngoài
Sóng sánh dồn mặt nước long lanh

Chập chờn lá thắm lênh đênh giữa dòng.
Tài tình gặp long vân hội cả
Lượng ba thu nhang hỏa bén duyên
Tầm một tiếng trăng vừa nhô mọc

Tay lựa theo dâng khúc Trương Lương
Một con thuyền dù dọc dù ngang
Khi chơi Bích Thủy khi sang sông Tần
Cây ngô đồng sương mai lác đác

Nhạn bay về hành lạc thếp thâu.

 

Xem thêm

Thể Cách 36 Giọng
Hát nói – Thể cách chính của Ca trù
Thể cách Tỳ bà hành
Follow on Facebook