Chat Facebook Chat Zalo
0933150888

Thể lệ hát thi

Thể lệ hát thi

Thể lệ hát thi

Hát thi chia làm bốn giai đoạn: Vãn, Chầu thi, Chầu cầm và Thi lại.

  1. Vãn trong hát thi:

    Thoạt tiên ban giám khảo sát hạch sơ qua tài năng của đào kép để lựa người vào hát Chầu thi. Vãn là đào hát mấy câu Gửi thư hoặc Thổng Thiên thai, kép hát mấy câu Thơ cách để tỏ ra mình hát được.

 

  1. Chầu thi trong hát thi:

    Những đào kép đã qua kỳ Vãn được ban giám khảo chứng nhận và yết tên lên bảng mới được vào hát Chầu thi. Các khúc hát trong Chầu thi là:

1.     Giáo đầu

2.     Ca đàn

3.     Thơ cách

4.     Hát giai câu một

5.     Hát nói giai

6.     Giáo thơ phòng

7.     Thơ phòng

8.     Hà liễu câu một

9.     Nói hà liễu

10.      Trở tay ba

11.      Nhạc nhang

12.      Chúc tam thanh

13.      Hà nam câu một

14.      Nói Hà nam

15.      Dạo đọc phú

16.      Đọc phú

17.      Thét nhạc

18.      Ngâm vọng

19.      Bắc phản

20.      Mưỡu

21.      Hát nói

22.      Nhịp ba cung bắc hoặc Chừ khí

23.      Đại thạch

24.      Hãm

25.      Gửi thư

26.      Dóng chinh phu

27.      Dựng huỳnh

28.      Vói luồn

Kép

Kép

Kép

Kép

Kép

Kép

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Kép

Kép

Kép

Kép

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào

Đào kép cùng hát

 

  1. Chầu cầm trong hát thi:

    Những đào kép đã trúng tuyển kỳ thì hát Chầu thi mới được vào Chầu cầm. Các khúc hát trong Chầu cầm là:

1.     Ngâm sang hát giai

2.     Hát giai câu một

3.     Hát nói giai

4.     Xướng tầng

5.     Ngâm phú

6.     Đọc phú

7.     Màn đầu hát gái

8.     Mã thượng kiều

9.     Hà liễu câu một

10.      Nói Hà liễu

11.      Trở tay ba

12.      Hát sử và dã sử

13.      Màn đầu hát truyện

14.      Hát truyện

15.      Dựng huỳnh

16.      Phản huỳnh

17.      Làm trò vui (kép thi mạnh, đào thi mềm)

Kép

Kép

Kép

Kép

Kép

Kép

Đào

Đào kép cùng hát

Đào

Đào

Đào

Kép

Đào

Đào

Đào

Kép

  1. Thi lại (Phúc hạch) trong hát thi:

Đào kép qua Chầu cầm mới được vào kỳ Thi lại để ban giám khảo cân nhắc hơn kém mà định giải nhất nhì.

Khi đài kép vào hát thi, nếu đàn được mà hát kém, ban giám khảo tuyển người khác hát thay, hát được mà đàn kém thì tuyển người khác đàn thay. Chọn xong đàn hát mới lấy đến sắc đẹp. Hội đồng lại xem ả đào có đứng đăng hay không, nếu là người hạnh kiểm xấu, dẫu có hát hay cũng bị đánh tụt xuống vài hạng.

Cô trúng giải nhất gọi là Thủ khoa, giải nhì là Á nguyên. Đêm hát giã đám các cô trng sức lịch sự xếp hàng đôi, đi đầu hàng bên tría là Thủ khoa rồi đến các cô trúng giải ba, bốn, năm, sáu. Đi đầu hàng bên phải là Á nguyên rồi đến các cô trúng giải bảy, tám, chín, mười, có bọn đệ tử theo sau, vào đền làm lễ dâng hương vừa múa vừa hát.

Sáng hôm sau các cô đến lĩnh thường và dự yến. Tiền và các tặng phẩm để trên yên thư trước hương án. Viên Thứ chỉ khăn áo chỉnh tề, đứng tuyên đọc danh sách những người trúng tuyển, viên Tiên chỉ trao tặng phẩm vật được thưởng. Lĩnh thưởng xong các cô vào dự yến, đào ngồi một bên, kép ngồi một bên. Thủ khoa, Á nguyen một cỗ, còn tám cô kia 2 cỗ. Cỗ yến đóng ba tầng bát đĩa, có bốn người phu mặc áo nỉ khiêng, cỗ đủ các thức giò, nem, ninh mọc, lại có 2 chim sâu hầm gọi là sơn hào, 1 con cua bẻ và 1 cá trắm gọi là hải vị. Mỗi cô có 2 bánh trưng 2 bánh dầy và kèm thêm một mâm bánh đồ đường. Khi dự yến bát âm hòa nhạc, các cô chỉ ăn uống chiếu lệ, còn gói phần đưa về nhà biếu bà con phường xóm để lấy phước.

Tục truyền các cô trúng tuyển suốt năm làm ăn may mắn, cô nào ít tuổi mà thi trúng Thủ khoa thì thực là vinh hạnh, về nhà mở tiệc ăn mừng, được hàng giáp cũng bà con đến mừng đưa tiền giúp đỡ.

Ngày xưa làng Khúc thủy, làng Cự đà (tỉnh Hà đông) vào đám tổ chức những cuộc hát thi rất lớn. Các 30 năm trước đây, ở Hà nội đền phố hàng Quạt, đền hồ Tây thường đến trung tuần tháng giêng có hát thi cô đầu, đặc biệt là đền hồ Tây lại hát thi ở dưới thuyền.

[Theo Việt nam ca trù biên khảo]

 

Xem thêm

Hát thi
Follow on Facebook