Chat Facebook Chat Zalo
0933150888

Trống chầu (1 trong 3 nhạc cụ ca trù)

Quan viên – người cầm chầu

quan viên trống chầu

Kép gảy đàn, Cô đầu gõ phách, còn quan viên đánh trống chầu (cũng gọi là cầm chầu). Trống chầu là loại trống nhỏ, mặt bưng da trâu, tang bằng gỗ mít. Dùi trống bằng gỗ nguyệt quý hay gỗ gang, gọi là roi chầu. Cầm chầu là chấm câu văn hay điểm câu hát, chủ ý nâng cho khúc hát. Chỗ nghắt phách thì đánh trống, chỗ nào hay thì cắc để thưởng.

Người ta vi người đánh trống như quan trường, người hát như học trò đi thi; văn chương phải theo ý quan trường; người đánh trống như tướng cầm quân, người hát như quân lính ra trận; tiến thoái phải theo lệnh tướng điều khiển.

Trống cũng có khổ như đàn và phách nhưng đánh biến hóa ra nhiều cách, cổ nhân đặt cho những tên tao nhã như Phi nhạn, Xuyên tâm, Thượng mã, Hạ mã,…

Người đánh trống cần hiểu ý nghĩa của bài hát. Tiếng trống phải ghim với đàn và phách, đàn khoan, phách khoan thì trống khoan, đàn mau phách mau thì trống mau. Lại còn những tiếng trống tài hoa để thưởng chữ, thưởng hơi, thưởng đàn, thưởng phách.

Trống hay phải vụ về tinh thần mới là tuyệt diệu, nếu hay về hình thức thì chỉ là người theo lề lối, đúng đàn, đúng phách chớ không có ý nhị gì.

Người ta nói, văn là người, tiếng trống chầu cũng vậy. Bậc quân tử thì tiếng trống đĩnh đạc, người giang hồ thì tiếng trống ly kỳ, bay bướm, người lịch thiệp thì tiếng trống tao nhã, người quê mùa thì tiếng trống thô kệch, người bịp bợp thì tiếng trống láu lỉnh. Khách chơi lão luyện có thể nghe tiếng trống mà đoán được tư cách con người.

 

Phân loại các khổ trống

Phép đánh trống thời xưa phân làm 3 thời kỳ:

  • Khi đào kép chưa ngồi vào chiếu hát:

Thời kỳ này có 3 khổ trống

  1. Sơ cổ: đánh 5 tiếng trống 3 tiếng trước khoan, 2 tiếng sau gấp
  2. Tòng cổ: Đánh 4 tiếng trống, 2 tiếng trước khoan, 2 tiếng sau gấp
  3. Trung cổ: đánh 3 tiếng trống, 2 tiếng trước khoan, 1 tiếng sau gấp
  • Khi đào kép đã ngồi vào chiếu nhưng chưa hát vì còn sửa soạn đàn phách. Thời kỳ này có một khổ trống gọi là Thôi cổ: Đánh 2 tiếng trống khoan thai để giục đào kép.
  • Khi hát: Thời kỳ này có 7 khổ trống:
  1. Song châu: tom – tom
  2. Liên châu: tom – tom – tom
  3. Xuyên tâm: tom – chát – tom
  4. Chính diện: chát – tom – chát
  5. Thượng mã hay Phi nhạn: chát – tom – tom – tom
  6. Hạ mã hay Lạc nhạn: tom – tom – tom – chát
  7. Quán châu: chát – chát – chát – tom

 

Xem thêm

Kép đàn

Phách trong ca trù (có 4 khổ)

Follow on Facebook