Nhà hát Ca trù Bích Câu

GIỚI THIỆU NHÀ HÁT CA TRÙ BÍCH CÂU

divide

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục”


Ca trù còn gọi là Hát cô đầu, Hát ả đào hay Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ thứ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tốc và trí thức rất yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.


NNƯT Vân Mai là một trong những người hiếm hoi còn đam mê ca trù. Với sự đam mê cháy bỏng, bà đã dày công tập luyện hàng chục năm, đến nay đã đứng vào hàng ngũ những người ít ỏi còn lưu giữ được bộ môn nghệ thuật bác học này. Đặc biệt, là người duy nhất còn hát được điệu “Non Mai Hồng Hạnh” – một trong những tác phẩm đỉnh cao của ca trù và chỉ được hát trong không gian hát thờ tổ thiêng liêng.


Hiện nay, cứ vào tối thứ 7 hàng tuần, NNƯT Vân Mai lại trực tiếp truyền dạy cho các học trò của mình và kết hợp biểu diễn tại Nhà hát Ca trù Bích Câu, số 14 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Các câu hỏi về lớp học

Có phải Giáo phường Ca trù Bích Câu tổ chức lớp học miễn phí?

Ca trù đang đứng trước nguy cơ mai một và có thể bị mất đi, với mong muốn lưu giữ, truyền bá và phát triển bộ môn âm nhạc độc đáo này của dân tộc. Giáo phường Ca trù Bích Câu mở lớp học miễn phí cho mọi người tại đình Bích Câu số 14 Cát Linh, Hà Nội.

Lớp học hát Ca trù học thời gian nào và do ai truyền dạy?
  • Lớp học hát ca trù do NNƯT Vân Mai truyền dạy, có sự trợ giảng của một số học viên ưu tú (Trần Chinh, Thanh Hùng, Trần Koóng).
  • Lớp học diễn ra từ 9h-11h sáng chủ nhật hàng tuần tại đình Bích Câu, số 14 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
Tôi không biết gì về nhạc lý và thanh nhạc thì có thể học hát được không?

Xưa các cụ đa phần cũng không biết nhạc lý hay thanh nhạc mà vẫn học và hát rất tốt.

NNƯT Vân Mai truyền dạy theo phương pháp truyền khẩu mà các cụ ta xưa vẫn làm nên người học không cần phải biết nhạc lý hay thanh nhạc. Chỉ cần có lòng mến mộ ca trù là có thể học được.

Nam giới có thể đến học được không?
  • Trong hát ca trù, thường nam giới hiếm khi hát diễn mà chủ yếu hát thờ.
  • Nam giới có thể học cầm chầu (trống chầu) hoặc học đàn đáy (kép đàn).
Học đàn đáy do ai truyền dạy và thời gian học như thế nào?

Lớp đàn đáy và trống chầu do NNƯT Văn Trúc truyền dạy và các học trò ưu tú của thầy (Trần Koóng, Thanh Hùng) trợ giảng.

Các câu hỏi về biểu diễn

Có phải Nhà hát thường có các buổi biểu diễn miễn phí?
  • Nhà hát Ca trù Bích Câu thường tổ chức biểu diễn Ca trù miễn phí tại Bích Câu Đạo quán, số 14 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Trong một đêm diễn luôn có 2 phần. Phần 1 là biểu diễn ca trù và phần 2 là biểu diễn các loại hình ca nhạc dân gian khác (chèo, chầu văn, xẩm, quan họ,…) và giao lưu cùng khán giả.
Hàng năng Nhà hát luôn tổ chức lễ giố tổ Ca trù có phải không?
  • Hàng năm cứ đến ngày 11 tháng Chạp là Nhà hát Ca trù Bích Câu lại tổ chức lễ giỗ tổ Cô đầu. Đây là buổi lễ trang trọng và đầy đủ nhất của Nhà hát.
  • Lễ tế tổ Cô đầu được tổ chức từ buổi chiều với các thể cách hát thờ, non mai hồng hạnh, thét nhạc,…. Buổi tối sẽ biểu diễn các loại hình ca nhạc dân gian khác.
  • Tất cả cọi người mến mộ Ca trù cũng như mến mộ Nhà hát đều được chào đón hoàn toàn miễn phí.
Hàng năm Nhà hát có buổi diễn lớn nào?

Hàng năm, ngoài các đêm diễn định kỳ sẽ có nhưng đêm diễn đặc biệt vào các dịp sau:

  • Lễ khai xuân – tháng Giêng;
  • Kỷ niệm sinh nhật Nhà hát – tháng 4;
  • Lê Vu lan – tháng 7 âm lịch;
  • Lê Trung thu – tháng 8 âm lịch;
  • Lê tế Tổ – tháng Chạp;
Nhà hát có nhận lịch diễn phục vụ đoàn không?

Ngoài các đêm diễn miễn phí tại Nhà hát Ca trù Bích Câu, chúng tôi có nhận biểu diễn có phí cho các đoàn khách đặt. Vui lòng liên hệ khi có nhu cầu.

Nhà hát có nhận lịch diễn bên ngoài không?

Nhà hát Ca trù Bích Câu nhận tổ chức canh hát thờ cửa đình, hát hội, chúc thọ,… Vui lòng liên hệ khi có nhu cầu.

LIÊN HỆ NHÀ HÁT CA TRÙ BÍCH CÂU

Liên hệ ngay