Theo Vệt Nam ca trù biên khảo, có một số lệ trong giáo phường ca trù và tổ chức giáo phường như sau:
1.
Người trong giáo phường kiêng những chữ sau:
Bạch
Hoa Lễ Liễu Đông |
đọc là | Biệc
Huê Lỡi Lão Đương |
Những chữ này giáo phường rất tôn quý, ai vô ý nói đến, coi như là đã xúc phạm thần minh, không những là phải nộp vạ lại còn bị cảnh cáo và truất ngôi thứ trong phường.
Khi hát cửa đình, đào kép hỏi biết tên húy Thành hoàng để lúc hát đến chữ ấy phải đọc chệch đi
2. Đạo thờ thầy
Việc thờ thầy ở Giáo phường rất có thủy chung. Học trò coi thày như cha mẹ, ngày tết phải đến bái niên, ngày giỗ phải đến lễ ở từ đường. Ả đào danh ca lúc về già nếu dạy được nhiều con em thành nghề thì hưởng lộc suốt đời. Các học trò mỗi buổi hát đình đám phải trích ra một phần tiền hát góp với phường để cung dưỡng thày. Tiền ấy gọi là tiền Đầu.
3. Chầu cử
Hàng năm đến ngày 11 tháng chạp là giỗ Tổ và ngày mồng 6 tháng 8 giỗ vua Triệu Đà ở đền làng Đồng sâm, phủ Kiến xương, tỉnh Thái Bình. Làng Đồng sâm là nơi sản xuất ra rất nhiều cô đầu danh ca. Thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, vua Triệu Đà lấy một người con gái làng ấy làm Hoàng Hậu.
Trước ngày giỗ độ 1 tháng, các trùm họp nhau lại cắt đặt đào hay kép giỏi mọi nơi về hát thờ, đào kép dầu ở cách xa mấy, mà giáo phường đã cắt đặt cũng phải tìm về hát. Những người được về hát thờ coi đó là một sự vinh hạnh, Giáo phường gọi là được dự Chầu cử.
4. Lệ xông đình
Giáo phường đã ấn định đình làng nào thuộc về phường nào nhận hát lệ, thì khi làng ấy vào đám hoặc tế lễ phường liên hệ cử đào kép đến hát. Lệ cấm đào kép nơi khác không được đến hát tranh. Nếu làm lại, làng phải nộp cho giáo phường 30 quan tiền. Đỏa ngói hoặc thay sà, thay cột, phải nộp 15 quan tiền. Sở dĩ có lệ như vậy vì dần làng muốn tỏ cho giáo phường biết đình làng mình đã làm lại hay sửa chữa khang trang hơn trước.
Giáo phường gọi đó là Xông đình.
5. Lệ chia tiền hát
Đào kép đi hát đình đám, có lệ phân chia tiền hát như sau:
Nếu được 10 quan tiền thì:
– 1 quan nộp cho Trùm chi tiêu công việc Giáo phường, gọi là tiền Rút;
– 1 quan chi cho người hát, gọi là tiền Công sức;
– 1 quan chi cho người đàn, gọi là tiền Giây đàn;
– 7 quan còn lại chia đều cho những người có mặt trong đám hát, dẫu người nào không hát cũng được một phần.
6. Cô đầu nòi
Ngày xưa cô đầu và kép mỗi vùng có một tên họ riêng, như họ Tam, họ Ngàn, họ Thông, họ Thiên,…
Người thuộc họ nào, lấy chữ họ đó đặt lên trên, tên ở dưới. Ví dụ tên là Thuận mà thuộc về họ Thông thì gọi là Thông Thuận. Họ này chỉ dùng riêng ở Giáo phường, còn đối với chính phủ vẫn theo tên họ cũ. Những con hát trong họ truyền thống gọi là Cô đầu nòi.
Người ngoài muốn học nghề hát phải vào làm con nuôi một người trong họ truyền thống (nhà nòi) mới được Giáo phường công nhận. Thành kiến cho răng các cô đầu ngoài dầu có hát hay hơi ấm, nhưng khuôn phép cách điệu vẫn kém, không bằng cô đầu nòi.
7. Ả đào ra mở nhà hát ở tỉnh
Đến đầu thế kỷ thứ 20, đường sá mở mang, giao thông thuận tiện, sự ăn chơi cũng tiến bộ. Cô đầu mới đua nhau ra các thành phố lớn mở nhà hát để đón các quan viên vào nghe hát. Tuy các phố cố đầu ở cũng có đặt chức Quản ca thay cho Quản giáp nhưng là hư vị, quyền hành về cả sở Cẩm, nhà hát chỉ cần có nhiều tiền và thân với sở Cẩm, còn luật lệ giáo phường thì bất chấp.
Ở Trung Việt thì Hà tĩnh, Nghệ an, Thanh hóa tỉnh nào cũng có nhà hát cô đầu.
Ở Bắc Việt, những thành phố lớn đều có nhà hát, ở Nam định, trước cô đầu mở nhà hát ở phố hàng Thao, sau thiên xuống Ngã sáu, ở Hà nội trước thì hàng Giấy, ấp Thái hà, sau đến Khâm thiên, Ngã tư sở, Vạn thái, Chùa mới, Cầu giấy, Kim mã, Văn điển, Gia quất đều là những nơi cô đầu tụ tập.
Xem thêm
Những luật lệ liên quan đến giáo phường
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói