Chat Facebook Chat Zalo
0933150888

Thể cách Dựng huỳnh

Thể cách Dựng huỳnh – Nói huỳnh: còn gọi là Dựng dở

Thể cách Dựng huỳnh

 

Có nhiều thể cách cổ ca trù đã thất truyền, nhưng việc phục dựng hoàn toàn có thể, nếu có những nghiên cứu chuyên sâu.
Trong phạm vi đó, dựa trên dấu tích học thuật và các tư liệu ít ỏi còn sót lại, có thể Dựng Huỳnh – Nói Huỳnh là một thể cách độc đáo, với tên gọi khơi gợi nhiều tò mò, có thể được phục dựng, hoặc chí ít là phỏng dựng cho phù hợp.
Các tư liệu Hán Nôm còn lại đều liệt kê Nói Huỳnh, Dựng Huỳnh là những thể cách hát Cửa đình. Sách “Sách Dạy Đánh Chầu – Vô Danh Thị” xuất bản chữ quốc gữ 1927 có đề cập như là một thể cách hát liền sau Gửi Thư ( Dựng Huỳnh), và sau đó ca tiếp Hát Giở, tức Nói Huỳnh. Bởi vậy, trong hát cửa đình thường gộp chung lại là thể cách Dựng Giở, hát sau thể cách Huỳnh Hãm.
– Thuật ngữ Huỳnh xuất hiện tương đối dày đặc, dường như là đặc trưng trong các thể cách này. “Giọng Huỳnh” mô tả tính chất “giọng trong, hát dính vào nhau”.
– Dựng huỳnh chỉ cặp lục bát mở đầu tương tự như một bài mưỡu, nhưng “đàn mau, phách mau. Trống cũng phải mau mới ăn dịp”. Có thể tìm hiểu qua một vài sót tích của Dựng huỳnh trong câu cuối của Tỳ Bà Hành là câu Dựng tỳ bà cung Huỳnh:
” Lệ ai chan chứa hơn người.
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh” để thấy cái “dính” trong từng chữ từng từ mà đào nương hát.
– Nói Huỳnh, còn gọi là nói giở: ” Gọi như thế vì bài hát đặt y như bài hát nói, duy có đàn mau phách mau mà hát giọng huỳnh”. Đặc biệt ” Chầu đánh nên cho nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng chớ đánh rậm trống quá”.
Vậy nên, qua các khảo chứng như trên, có thể thấy Dựng Dở có kết cấu gồm 2 thể cách: Mào đầu là các câu lục bát Dựng Huỳnh, sau đi vào hát Nói Huỳnh, tương tự như một bài Hát Nói hoàn chỉnh bao gồm Mưỡu. Tất nhiên, điểm khác đặc biệt nằm ở tính chất “Huỳnh”, ở đó, với đàn phách mau, trống nhanh nhẹn, giọng hát nhanh hơn, dính vào nhau, trong vút. Điều này khiến người ta người ta liên tưởng đến việc hát những câu Dồn và Dựng ở các bài Hát Nói thông thường có Mưỡu Hậu vậy.
I.
” Xuân lại bao giờ,
Đi xuân đi, Xuân đi xuân lại bao giờ
Hỏi rằng xuân có đợi …chờ cùng ai
Hôm mai, Giang hồ…Lần lữa hôm mai
Chơi xuân chơi lấy kẻo hoài mất xuân”
– Nói Dở/ Nói Huỳnh: ( bài thiếu khổ)
“Đồng thị thiên nhai luân lạc khách
Gặp nhau đây vội trách nhau chi.
Mặt tài tình là mấy kẻ nam nhi
Đã dan díu thôi đi thì cũng dại
Sách có chữ : Thanh xuân nan tái
Buồn cho ai mà ái ngại cho ai
Núi cao sông hãy còn dài.”

II.

Danh hoa với khách hồng nhan,
Quân vương vui ngắm muôn vàn vẻ xinh,
Thổi tan những nỗi bực mình,
Ngả nghiêng phía bắc hiên đình trầm hương,

Cành hoa từ bén hơi dương,
Phù dung nở mặt, liễu dương khoe mày,
Giá đành trong nguyệt trên mây,
Đêm đêm kim ốc, ngày ngày ngọc lâu,

Dưới trăng nguyệt dãi làu làu,
Trúc tơ réo rắt khúc tâu vang lừng.
Non tiên vui thú lạ lùng,
Mượn đào Vương Mẫu chúc mừng muôn năm.

 

Xem thêm

Thể Cách 36 Giọng

Hát nói – Thể cách chính của Ca trù

Follow on Facebook

Subscribe on Youtube