Văn thể hát nói
Hát nói cùng với lục bát và song thất lục bát là những văn thể riêng của nước ta, đối lập với thơ, từ, phú là những thể văn mượn của Tầu.
So với các thể văn khác, hát nói có tính cách tự do phóng khoáng, niêm luật không câu nệ, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định chặt chẽ. Hát nói có thể coi như một biến thể của lục bát và song thất lục bát. Sau này lối thơ 8 chữ của phong trào thơ mới thoát thai ở hát nói mà ra.
Văn thể hát nói có 3 đặc điểm: Bố cục, cách reo vần và số chữ trong câu văn.
A. Bố cục bài hát nói:
Một bài hát nói thường gồm có 11 câu, chia thành 6 khổ.
- Khổ nhập đề: Câu 1 và 2, mở bài;
- Khổ xuyên tâm: Câu 3 và 4;
- Khổ thơ: hay khổ đan, câu 5 và 6, là hai câu thơ chữ Hán hoặc quốc âm, nêu ý chính của bài hát;
- Khổ xếp: Câu 7 và 8 hát mau;
- Khổ rải: Câu và 10, hát chậm rải;
- Khổ kết: Câu 11, tóm tắt toàn bài.
Bài hát nói có đúng 6 khổ, 11 câu như trên gọi là bài đủ khổ, và là hình thức thông dụng nhất. Bên cạnh những bài đủ khổ còn có những bài dôi khổ và thiếu khổ.
Bài hát nói dôi khổ (thừa khổ) là bài có trên 6 khổ, những khổ dôi thường là khổ xuyên và khổ thơ. Bài hát nói dôi khổ có thể có 15 câu, 19 câu, 23 câu hoặc 27 câu.
Bài hát nói thiếu khổ là bài hát có dưới 6 khổ, những khổ thiếu thường là khổ thơ, khổ xếp.
B. Cách gieo vần.
Hát nói là một thể văn vừa có cước vận (vần ở cuối câu) vừa có yêu vận (vần ở lưng chừng câu) vừa dùng vần bằng, vừa dùng vần trắc.
Cách gieo vần của bài hát nói tóm tắt trong 5 quy luật:
- Bài hát nói bào giờ cũng bắt đầu bằng một cước vận trắc.
- Sau cước vận trắc đầu tiên là 2 cước vận bằng rồi đến 2 cước vận trắc, rồi lại đến 2 cước vận bằng, rồi lại đến 2 cước vận trắc, cứ như vậy cho đến hết bài.
- Bài hát nói tận cùng bằng một cước vạn bằng
- Khi câu trên cước vận trắc mà câu dưới chuyển sang cước vận bằng, thì câu dưới phải có thêm yêu vận trắc. Trái lại, khi câu trên có cước vận bằng mà câu dưới chuyển cước vận trắc, thì câu dưới có thêm cước vận bằng. Yêu ận gieo cách chữ cuối cùng trong câu 2 hoặc 3 chữ.
- Riêng 2 câu của khổ thơ, vì là hai câu thơ luật nên không có yêu vận.
C. Số chữ trong câu văn hát nói
Số chữ trong câu hát không có hạn định, có thể từ 4 đến 12,13 chữ. Cũng có những câu gối hạc, lối văn lắt léo, dùng đến trên 20 chữ. Nhưng khổ kết (câu cuối cùng) bao giờ cũng chỉ có 6 chữ. Khổ thơ thường là hai câu thất ngôn (mỗi câu 7 chữ) hoặc ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ).
Ví dụ một bài hát nói đủ khổ:
Xem thêm
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói