Kép đàn – Người chơi đàn trong Ca trù
Theo sách Khâm định Việt sử: Năm Thuận thiên thứ 16 (1025) vua Lý Thái Tổ đặt chức Quản giáp cho bọn ca nhi. Sau những người gẩy đàn giỏi và có tín nhiệm được cử ra trông coi trật tự ở giáo phường, gọi là quản giáp. Quản giáp phiên âm chệch ra thành tiếng Kép hay kép đàn.
Sách Vũ trung tùy bút, thiên Nhạc biện gọi Quản giáp là Kép, Đào nương là Cô đầu. Sổ sách ở Giáo phường ngày xưa cử đào kép đi hát các đình đám đều viết Giáp là Kép, Đào là Cô đầu
Khi hát ở cửa đền, người kép lấy lụa đeo đàn vào người để đứng mà gẩy cho đỡ mởi nên gọi là đàn Đáy. Tiếng đáy do chữ Đới nghĩa là đeo, phiên âm chệch ra. (Sách Ca trù bị khảo)
Sách Vũ trung tùy bút: Mỗi khi người quản giáp đến nhạc đường, lấy cái khăn nhiễu điều quàng vào lưng để đeo đàn đáy đứng gảy, cùng ả đào xướng họa theo với điệu hát lên xuống mà đàn ứng theo.
Truyện Đất tổ lại viết: Đời nhà Lê, Đinh Lễ chế ra một cái đàn không có đáy để gẩy theo điệu hát ả đào, khúc đàn cuồn cuộn như nước chảy ra biển sâu không thấy đáy. Sau người ta bỏ chữ không, chỉ còn chữ đáy nên gọi là đàn đáy. Ở Trung Việt, từ Thanh Hóa trở vào đều gọi đàn đáy là Vô đề cầm nghĩa là đàn không đáy.
https://www.facebook.com/CatruBichcau/
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói