Lễ tế Tổ Cô đầu tại Nhà hát Ca trù Bích Câu
Ở miền Bắc Việt Nam, hàng năm đến ngày 11 tháng chạp, các Giáo phường làm lễ tế Tổ cô đầu là Bạch Hoa Công chúa. Trước ngày lễ độ một tháng, những giáo phường trong hai ba huyện vốn giao hiếu với nhau, họp lại chọn một người trùm nhiều tuổi từng trải, đứng lên làm Trùm nhất (Thủ khoán) để điều khiển mọi việc. Người trùm nhất thống báo cho các phường biết nơi tế, vì ít phường có đền thờ Tổ riêng biệt nên khi tế họ chọn một nhà nào rộng rãi ở trong phường, hoặc mượn đình sở của làng lân cận. Việc lựa chọn do Trùm nhất quyết định được các phường đồng ý.
Những phường ở xa thì góp tiền, còn phường sở tại trù liệu lễ phẩm và dự bị đón tiếp tân khách.
Khi tế cũng cử hành nghi thức như lễ tế Thần. Các phường đều tuyển những đào hay, kép giỏi tới múa hát đủ mọi lối. Chỉ những người có dự Chầu cử mới được váo hát thờ Tổ.
Hát thờ Tổ khác lỗi hát cửa đình ở điểm, thoạt vào kép ca đàn, rồi ngâm khúc Non mai tiếp đến khúc Hồng hạnh và khi hát thờ thì gọi là hát giai xâu. Tương truyền chính bà Bạch Hoa Công chúa đã làm ra hai khúc Non mai và Hồng hạnh nên cô đầu chỉ dành khi hát thờ bà mới hát, ngoài ra không bao giờ hát khúc ấy ở đền miếu khác và cũng không dám hát cho ai nghe.
Khúc Non mai (Thơ cách lối Non mai):
Kép ngâm:
Non mai rạng lĩnh canh ba
Nhành mai sơ chiếng nở ra một chùm
Đào ngâm nhắc lại
Hồng hạnh (Thơ phòng lối Hồng Hạnh)
Đào ngâm:
Đất thịnh lạ tự nhiên
Sẩy thấy trời sinh có vua ông
Mặt Thuấn hây hây
Mặt Nghiêu lồ lộ
Sánh tày san xuyên
Rầy mừng bốn cõi đã yên
Muôn vạn khách rừng nho
Vỗ sạch bốn bể yên
Lâm san đất thịnh
Vạn phúc tăng long
Rầy mừng có vua ông
Có vua ông (vào phách hát) bốn bể
Vui nên một nhà
Vạn dân đều, Vạn dân đều xướng thái bình ca
Ôi là chúc vua ra trị đời.
Hát giai xâu
Một kép đeo đàn đáy đứng giữa gẩy đàn, hai kép đứng hai bên gõ sênh hát, cứ mỗi người hát một câu ở trong những bài hát giai. Hat như vậy Giáo phường gọi là hát giai xâu.
Mỗi lần tế Tổ thường lâu 3 ngày: Ngày mồng 10 tháng chạp cáo yết, ngày 11 chính kỵ, ngày 12 tế tạ. Trong ba ngày có hát chèo, hát tuồng và tổ tôm điếm.
Các phường mời quan khách các nơi về dự, thi nhau hát múa các lối để phô trương tài nghệ của mình. Ngày tế Tổ ngoài mục đích kỷ niệm người đặt ra lối hát, còn nhằm thắt chặt tình tương thân tương ái giữa các Giáo phường.
[Theo Việt Nam Ca trù biên khảo]
Xem thêm
Sự tích tổ cô đầu
Follow on Facebook
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói