Nàng ca nhi họ Nguyễn (Phần 1)
Đời vua Trần Duệ Tông (1374-1377) Nguyễn Thị, quê ở Văn Giang, trấn Kinh bắc, là ca nữ, khéo múa hát giỏi thơ văn, được vua Duệ Tông phong làm Tử Vân phu nhân, sủng ái nhất chốn hậu cung.
Một hôm vua cùng các quan chơi thuyền trên bến Tây long, nàng được đi theo. Vua truyền làm thơ tức cảnh
Nàng ngâm:
Bồng đảo mộng tàn xuân vạn khoảnh,
Hàn giang thi lạc nguyệt tam canh.
Dịch:
Non bồng muôn khoảnh xuân tàn mộng,
Sông lạnh ba canh nguyển lẩn thơ.
Vua và các quan đều khen là tuyệt cú.
Năm Long Khánh thứ 3 (1376) quân Chiêm Thành vào cướp Hóa châu, vua khởi 12 vạn quân thân làm đại tướng đi đánh Chiêm Thành, sai Khu mật Đại sứ Hồ Quý Ly đi trước tải lương thực vào trấn Nghệ An và Tân Bình. Tử Vân phu nhân nghe tin hết sức can ngăn. Vu không nghe, nàng xin thèo đi tòng chinh, vua bằng lòng.
Thánh 8 năm ấy, thuyền đến cửa Kỳ hoa (huyện Kỳ anh, tỉnh Nghệ An) mặt biển tự nhiên nổi sóng to gió lớn, thuyền không thể nào đi được phải dừng lại. Đêm vua mơ thấy một người đàn ông to lớn đến nói “Ra là Đô đốc ở Nam minh, chốn giang hồ vắng vẻ, phòng khuê lại thiếu kẻ trông nom. Muốn xin nhà vua ban cho Tử Vân phu nhân để làm vui tai mắt, không bao giờ dám quên ơn”. Nói xong từ tạ ra đi.
Vua tỉnh dậy đem việc trọng mông nói với Tử Vân phu nhân. Nàng chảy nước mắt tâu:
“Được hầu hạ chăn gối Cửu trùng, là duyên nợ ba sinh. Nay liều một thân để lên việc lớn, thiếp đâu dám tiếc. Chỉ mong chỗ sa trường tên đạn, Bệ hạ là thân nghìn vàng, làm chủ ba quân, dám xin bảo trọng. Được như thế thiếp nhắm mắt không phàn nàn gì cả”.
Nói xong nàng nhẩy xuống biển, một lát song im gió lặng. Vua thương xót sai tạm lập một gian thảo xá ở trên bờ để thờ nàng, rồi truyền lệnh tiến quân.
Từ đấy Kỳ hoa thường nổi sóng gió, khách thương nhân qua lại phải mua vàng hương lễ vật cúng xong quăng xuống biển, thuyền mới đi thoát.
Tháng Giêng năm sau (1377) đại quân vào cửa Thị nại, kéo lên đánh thành Đồ bàn, kinh đô Chiêm Thành, bị vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga dùng kế không thành, quân ta đại bại. Vua Duệ Tông cùng Đại tướng Nguyễn Nạp Hòa và Hành khiển Phạm Huyền Linh chết ở trong trận.
Đến năm Hồng Đức nguyên niên (1470) đời Lê Thánh Tông vua Chiêm Thành là Trà Toàn gây hấn, Vua Thánh Tông khởi 20 vạn quân, thân chinh đi đánh, sai Thượng thư Nguyễn Như Đổ đến tế đền vua Đinh Tiên Hoàng cầu ra quân thắng lợi.
Tháng 2 thuyền ngự đến cửa Kỳ hòa. Đêm vua mơ thấy một người con gái ăn mặc lối cung trang đến khóc mà nói rằng:
“Thiếp là ca nữ tiền triều, được phong Tử Vân phu nhân bị Long vương hiếp bắt đã một trăm năm, u hồn không siêu thoát. Cúi xin Bệ hạ ra tay cứu vớt khỏi kiếp khổ ải trầm luân. Thánh ân tái tạo, thiếp xin ghi nhớ muôn đời.”
Hôm sau, vua cho tìm thổ dân đến hỏi, mới biết truyện Tử Vân tự trầm. Vua bèn sai Từ thần Lễ bộ Tả thị lang Nguyễn Trọng Ý viết thư quăng xuống biển cho Quảng Lợi Long vương. Trong thư có đoạn:
“Phúc kỳ thiện nhi họa kỳ dâm, thiên đạo nhược cổ phù chi tiệp. Thiện giả thưởng nhi ác giả phạt, vương chính như kim thạch chi kiên. Hồ nãi vương chí hãn chi thần, cảm trở trẫm ưng dương chi chúng. Hưng yêu tác quái, tằng hiếp oan Trần Đế chi cung nhân. Sách lộ cầu tài, hựu nhiễu hại sinh dân chi tính mạnh. Lượng bỉ chi cường lương thậm hĩ, hà vương chi si tố nhưng nhiên. Nghi tảo hồi tâm, tức hành cát ái. Vô vi dân hại, động mạo thiên uy. Thử sắc.”
Dịch:
“Phúc người thiện mà họa kẻ dâm, đạo trời nhanh như dùi đánh trống. Thiện thì thưởng mà ác thì phạt, lệnh vua chắc như đá với vàng. Sao bày tôi cát dữ nhà ngươi, dám ngăn quân diều bay của trẫm. Hưng yêu tác quái, từng hiếp oan cung nữ vua Trần. Hạch lễ cầu tài, lại quấy rối sinh linh xứ đó. Thực kẻ kia rất là tàn bạo, mà nhà ngươi cứ thế ngồi ngây. Nên sớm biết hồi tâm, dứt bỏ ngay sở ái. Chớ hại dân chúng, động phạm oai trời. Nay sắc.”
[theo Việt nam Ca trù biên khảo]
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói