Trong canh hát Ca trù, Cô đầu dùng 1 cái sênh bằng gỗ hay tre và 2 cái phách bằng gỗ để gõ vừa giữ nhịp, vừa là đệm cho câu hát, đây gọi là phách trong ca trù. Gõ phách nhanh, chậm đều có khuôn khổ nhất định.
Phách trong ca trù có 4 khổ (cũng có khi gọi là 5 khổ nếu tách khổ đơn và khổ kép):
- Khổ sòng: Gõ trước tiên
- Khổ đơn: Sau khổ sòng tiếp đến khổ đơn và khổ kép. Khổ đơn và khổ kép là một sắp nhạc liền nhau.
- Khổ rải: sau khổ đơn và khổ kép đến khổ rải. Khổ này dài phách gõ thư thả.
- Khổ lá đầu: Tiếp sau khổ rải đến khổ lá đầu. Khổ này thường gõ trước câu hát, cũng có lúc gõ trong câu hát như ở hát Mưỡu hay Gửi thư.
Sau những khi ngâm sa mạc để hát sang Tỳ bà thì gõ phách rung.
Hát chỗ nào dóc cho thành khổ ấy thì gõ phách dóc.
Hát khoan, hát rải thì gõ phách thưa.
Hát dồn, hát dựng, hát khổ xếp (xiết) thì gõ phách mau.
Khổ phách không thiếu, không thừa, đúng với khổ đàn, hòa với tiếng hát. Tiếng phách nhẹ nhàng thanh thoát, khi dóc và rung nghe như chim yến hót dồn, lúc thưa như tiếng hạt ngọc rơi xuống mâm vàng mới là tuyệt kỹ.
Xem thêm
Bài dạy phách ca trù của NNƯT Vân Mai
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Khúc Ả phiền – 36 giọng
Nhị vị Tổ nghề – Hát giai
Có chí thì nên – Hát nói
Múa bài bông
Giữ cho đẹp mãi quê mình – hát nói